Chuyển tới nội dung

Cách cài đặt Windows 10 từ USB bằng file ISO

10.05.2020

Nếu bạn chưa cài Win, ghost máy bao giờ, không biết làm sao để vào màn hình boot, cũng chẳng biết gì về các chuẩn Legacy hay UEFI thì cũng không cần quá lo lắng. Cài Win không đáng sợ như bạn nghĩ đâu, chỉ vài cú nhấp chuột là ổn thôi mà (cùng lắm thì mang ra hàng cài lại vài lần là sẽ biết :D). Trong bài viết này, Quản Trị Mạng sẽ hướng dẫn bạn cài Windows 10 từ USB.

Cài Win 10 từ USB đòi hỏi phải có USB boot hoặc file ISO Windows 10. Việc cài Windows 10 bằng USB không quá khó nếu bạn làm theo hướng dẫn cài Win 10 chi tiết dưới đây của Quản Trị Mạng.

Chuẩn bị cài Windows 10 từ USB

  • File ISO Windows 10: Microsoft vẫn cho phép tải file ISO Windows 10 chính chủ từ trang web của hãng nhưng phải dùng một tool nhỏ, bạn có thể tham khảo trong bài Cách tải file ISO của Windows 10 từ Microsoft hoặc không muốn dùng tool thì tải theo link này tải Windows 10
  • USB: Dung lượng tối thiểu 6GB, đề nghị 8GB.
  • Phần mềm tạo USB boot: Mình dùng Rufus, bạn nào thích có thể dùng Hiren's BootCD, Windows 7 USB/DVD Download Tool, ZOTAC WinUSB Maker, WinSetupFromUSB,...
  • Hướng dẫn cài Windows 10 từ USB

    Bước 1: Tạo USB boot

    Chọn một phần mềm tạo USB boot mình đã liệt kê bên trên, cài vào máy. Quy trình chung sẽ là:

  • Cắm USB vào máy, lưu lại file cần vì quá trình tạo USB boot sẽ xóa chúng sạch sẽ (format)
  • Thêm file ISO Windows 10 vào chương trình tạo USB boot
  • Chọn loại hệ thống (UEFI hay Legacy), hệ thống file (thường là NTFS)
  • Bắt đầu tạo USB boot 
  • Quá trình này diễn ra trong khoảng 10 đến 15 phút, tùy dung lượng file ISO, tốc độ ghi của USB. Nếu chưa hình dung ra cách làm, bạn có thể tham khảo hướng dẫn tạo USB boot bằng Rufus nhé, mình đã viết rất chi tiết rồi.

    Bước 2: Khởi động lại máy tính

    Có một số máy sẽ tự nhận USB boot và tiến hành boot vào hệ điều hành trên USB khi restart. Nếu máy bạn không nằm trong số này, hãy khởi động lại máy tính, trong quá trình khởi động lại, bạn nhấn F2 hoặc F12 (tùy dòng máy) để vào tùy chọn thiết lập boot Boot Options Setup.

    Để biết chính xác máy tính của mình vào BIOS bằng phím tắt nào, tham khảo vài viết Hướng dẫn vào BIOS trên các dòng máy tính khác nhau.

    Truy cập BIOS

    Sau khi vào được giao diện BIOS, bạn dùng các phím mũi tên để điều hướng đến tab Boot > Removable Devices (hoặc USB Storage Device hoặc External Drive tùy dòng máy), nhấn Enter để chọn load hệ điều hành từ USB.

    Nếu cần hướng dẫn chi tiết hơn, bạn vào đây nhé: Cách thiết lập BIOS để boot từ USB/CD/DVD, ổ cứng ngoài.

    Thiết lập thứ tự boot

    Bước 3: Bắt đầu cài Windows 10

    Sau khi thực hiện đầy đủ những bước trên, chúng ta tiến hành cài đặt Windows 10. Đầu tiên chúng ta thiết lập thời gian, ngôn ngữ bàn phím rồi nhấn Next.

    Lựa chọn ngôn ngữ cài đặt

    Bước 4:

    Tiếp đến nhấn nút Install để tiến hành cài đặt.

    Nhấn nút Install

    Bước 5:

    Chuyển sang giao diện mới nhấn vào tùy chọn bên dưới I don’t have a product key.

    Nhấn chọn mục không có mã khóa

    Bước 6:

    Ngay sau đó, chúng ta sẽ được lựa chọn cài đặt hệ điều hành Windows 10 mà mình muốn có trong danh sách cung cấp, rồi nhấn Next ở bên dưới.

    Chọn phiên bản cài đặt Windows 10

    Bước 7:

    Microsoft sẽ đưa ra những điều khoản sử dụng, nhấp chọn vào I accept the license terms sau đó nhấn Next.

    Điều khoản cài đặt

    Bước 8:

    Ở giao diện mới này nhấp chọn vào Custom: Install Windows only (advanced).

    Lựa chọn cài đặt Windows

    Bước 9:

    Công việc tiếp theo đó là lựa chọn ổ đĩa cứng muốn cài đặt hệ điều hành Windows 10 rồi nhấn Next để sang bước tiếp theo.

    Lựa chọn ổ đĩa cài đặt

    Bước 10:

    Tiếp đến quá trình cài đặt sẽ diễn ra ngay sau đó. Quá trình này sẽ diễn ra trong khoảng 10-15 phút, tùy thuộc vào cấu hình máy tính nhanh hoặc chậm.

    Quá trình cài đặt Windows 10

    Bước 11:

    Khi quá trình cài đặt xong, máy tính sẽ khởi động lại và quay trở lại màn hình thiết lập lần đầu sử dụng.

    Khởi động lại máy tính

    Bước 12:

    Chúng ta nhấn vào Use Express settings để máy tính thiết lập hệ thống cho lần đầu sử dụng, hoặc nhấn Customize để tiến hành tùy chọn các thiết lập.

    Tùy chọn thiết lập máy tính

    Bước 13:

    Tiếp đến nhấn I own it rồi sau đó nhấn Next.

    Lựa chọn máy tính

    Bước 14:

    Ở màn hình tiếp theo chúng ta sẽ nhìn thấy giao diện đăng nhập tài khoản Microsoft, nhấn Skip this step để bỏ qua bước đăng nhập tài khoản này.

    Tài khoản Microsoft

    Bước 15:

    Tiếp đến người dùng tạo tài khoản đăng nhập trên máy tính rồi nhấn Next ở bên dưới.

    Tạo tài khoản đăng nhập

    Bước 16:

    Giao diện giới thiệu trợ lý ảo Cortana sẽ xuất hiện sau đó, nhấn Not now để tạm thời bỏ qua giao diện này.

    Giao diện Cortana

    Bước 17:

    Máy tính sẽ tiến hành thiết lập cho lần chạy đầu tiên, bạn không được phép tắt máy tính trong khi thiết lập.

    Thiết lập hệ thống

    Khi quá trình thiết lập xong người dùng sẽ được đưa tới giao diện màn hình Windows 10 hoàn chỉnh. Bây giờ bạn có thể cài đặt bất cứ phần mềm hay ứng dụng nào đó cho máy tính.

    Giao diện Windows 10

  •                                                                                                                                                                                   theo https://quantrimang.com/

Bài viết khác